PLC (Programmable Logic Controller) là bộ điều khiển logic lập trình được, được thiết kế nhằm thay thế phương pháp điều khiển truyền thống dùng rơle và các thiết bị rời cồng kềnh khác, nó tạo ra một khả năng điều khiển thiết bị dễ dàng và linh hoạt dựa vào việc lập trình trên các thuật toán logic cơ bản. Ngoài ra nó còn có thể thực hiện những tác vụ khác như: định thời gian trễ, đếm, tính toán, v.v…
Ngày nay PLC được sản xuất bởi rất nhiều hãng khác nhau trên thế giới như: FESTO, MITSUBISHI, OMRON, ALLEN BRADLEY, LG …và SIEMENS. Các thiết bị phần cứng và phần mềm của hãng SIEMENS ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các quá trình tự động ở trong các nhà máy. Chúng bao gồm PG (thiết bị lập trình), họ SIMATIC S5, S7, M5, M7… các bộ phần mềm lập trình, điều khiển, giám sát, lập cấu hình mạng, giao diện người-máy như: Step7 MicroWin, Step7, WinCC,…
Một số ứng dụng PLC trong công nghiệp
Thang máy
Ưu điểm của PLC :
+ Không cần đấu dây cho sơ đồ điều khiển logic như kiểu Relay.
+ Có độ mềm dẻo sử dụng rất cao, muốn thay đổi phương pháp điều khiển chỉ cần thay đổi chương trình điều khiển.
+ Chiếm vị trí không gian nhỏ trong hệ thống.
+ Nhiều chức năng điều khiển.
+ Tốc độ xử lý thời gian thực tương đối cao.
+ Công suất tiêu thụ nhỏ Không cần quan tâm nhiều về vấn đề lắp đặt
PLC Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp vì:
+ Bền trong môi trường công nghiệp.
+ Giao diện không thân thiện với người sử dụng.
+ Tốc độ xử lý tương đối cao.
+ Có nhiều loại khác nhau để lựa chọn tùy nhu cầu sử dụng và độ phức tạp của hệ thống điều khiển.
+ Có khả năng mở rộng số đầu vào/ra khi mở rộng nhu cầu điều khiển bằng cách nối thêm các khối vào ra chức năng.
+ Dể dàng điều khiển và giám sát từ máy tính.
+ Giá thành hợp lý tùy vào từng loại PLC
….
hoang ha
bai bot rat hay vay y nghia mong thuc te ho chut nua de anh e de hieu hon cam on
unlockplc
Thực tế thì cần các bài toán ứng dụng, thời gian tới mình sẽ chia sẻ các bài toán ứng dụng nhiều hơn.